1. Không đặt đồ cũ, cây cỏ có gai, vật sắc nhọn .... trong phòng tân hôn.
Những đồ vật bao gồm đồ cũ, cây cỏ có gai ( xương rồng), vật sắc nhọn, vật dụng cũ, vật kỉ niệm người yêu cũ, hình ảnh người khác, các loại vũ khí ... không được đặt trong phòng tân hôn. Vì theo thuyết âm dương thì những vật trên ảnh hưởng nhiều đến hòa khí của 2 vợ chồng. Xét theo phong thủy nó tạo âm khí, không tốt cho việc tạo cuộc sống mới.
2. Người " nặng vía " không được vào phòng tân hôn
Phòng tân hôn là nơi quan trọng để đôi uyên ương bắt đầu cuộc sống mới. Vì vậy phụ nữ góa chồng, phụ nữ có thai, người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muôn con cái, người có tang không được bước vào phòng tân lang tân nương để tránh những điều bất lợi không may xãy ra.
3. Không để cô dâu có bầu đi vào từ cửa chính
Khi về nhà chồng, nếu cô dâu đang mang bầu sẽ không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào. Trong trương hợp nhà chú rể không có cửa hậu, cô dâu phải bước qua một một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, nhằm xua tan đi những điều xui xẻo. Theo quan niệm một số nơi giải thích cô dâu mang bầu mà đi về nhà chồng bằng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không làm ăn phát đạt.
4. Những người gia đình không hạnh phúc, không thuân trong cuộc sống sẽ không được đi đón dâu
Theo quan niệm của người xưa, những gia đình đã mất vợ hoặc chồng, những người lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con, con hiếm muộn, gia đình không hạnh phúc, hay cãi vã đều không nên đi đón dâu. Bởi người ta sợ ảnh hưởng không tốt đến đôi trai gái.
5. Kiêng mẹ chồng đi đón con dâu
Theo phong tục cưới miền bắc, mẹ chồng không được góp mặt trong lễ đón con dâu. Trước đó mẹ chú rễ chỉ được một người họ hàng thân cận nhất tới nhà cô dâu, làm lễ xin dâu. Sau đó đoàn nhà trai tới đón dâu, mẹ chú rễ không được đi cùng. Người ta cho rằng để sau này mối quan hệ mẹ chồng con dâu không bị mâu thuẫn thì tốt nhất mẹ chồng không nên đi đón nàng dâu.
Ngoài ra, khi chú rể dẫn cô dâu về
nhà, mẹ chú rể cũng không nên đứng trước cửa đón dâu. Khi con dâu làm lễ
gia tiên nhà chồng thì mẹ chồng mới được xuất hiện. Điều kiêng kỵ này
cũng nhằm để tránh đi những xung khắc mẹ chồng nàng dâu sau này.
6. Tránh sự đổ vỡ trong đám cưới
Trong đám cưới, mọi người thường phòng tránh việc vỡ gương, vỡ cốc, gãy
đũa. Chuyện đổ vỡ là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ,
dễ chia ly…
7. Mang theo tiền lẻ, gạo muối để rải dọc đường
Vào ngày đón dâu, cô dâu sẽ phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không
được ló mặt ra ngoài cho tới khi chú rể bước vào, tặng hoa cưới và đón
cô dâu ra chào họ hàng. Theo nhiều gia đình, nếu cô dâu xuất hiện sớm để
gia đình nhà trai thấy mặt trước chú rể, cô dâu sẽ mất duyên và không
còn được coi trọng sau đám cưới.
8. Cô dâu không được khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ
Khi chú rể đã hoàn thành nghi lễ, đón cô dâu theo chồng về nhà trai, cô dâu phải hướng thắng mặt đi về phía trước, tuyệt đối không được quay lại nhà cha mẹ mình hay có thái độ quyến luyến khóc lóc không muốn chia tay gia đình mẹ đẻ. Bởi nhiều gia đình quan niệm rằng con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với gia đình nhà chồng.
9. Mẹ đẻ không nên đưa con gái về nhà chồng
Thông thường, sau khi gia đình làm lễ đón dâu, cô dâu mới sẽ theo chồng về nhà. Lúc này mẹ đẻ, không được đưa con gái về nhà chồng mà chỉ có bố cô dâu, cùng các bậc cao tuổi trong nhà đưa con gái lên đường về làm dâu. Vì theo quan niệm, người ta sợ cô dâu bịn rịn đòi bỏ về theo nhà mẹ đẻ đồng thời sợ con dâu và mẹ đẻ tạo thế lực mạnh lấn át nhà chồng.
10. Không được chuận bị bàn thờ gia tiên sơ sài
Trước giờ đón dâu, cả gia đình nhà trai và nhà gái phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi rượu, hoa quả, vàng mã đặt trên bàn thờ. Bàn thờ tổ tiên cũng chính là sự thể hiện chu đáo của gia đình mỗi nhà. Tới giờ đón dâu, cô dâu và chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên thắp hương trên bàn thờ báo cao với tổ tiên.
11. Không tổ chức đám cưới khi nhà có tang
Thông thường, đám cưới sẽ bị hoãn lại khi nhà cô dâu chú rể có tang hoặc vừa tang xong. Theo phong tục phận làm con phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà 1 năm. Việc kiêng kị này nhằm tránh đem lại những điều kém may mắn, bất lợi cho đôi uyên ương sau này.
12. Kiêng ngày - giờ xấu
Trong bất kì hoàn cảnh nào, ngày - giờ cũng là yếu tố được đặt lên đầu tiên. Và đám cưới cũng không phải ngoại lệ. Dù lễ ăn hỏi rước dâu hay chạm ngõ, việc xem ngày tốt giờ tốt cũng là điều cần thiết. Trong đám cưới những chọn ngày tốt, mà còn phải kỹ lưỡng chọn giờ chú rể xuất phát đón dâu, giờ đẹp để đón cô dâu, giờ đẹp để vào nhà chú rể, giúp cho 2 vợ chồng hạnh phúc, gặp nhiều may mắn, ăn nên làm ra.
( nguồn : tổng hợp từ Internet )
Ý kiến tác giả: Đám cưới mang nhiều truyền thồng và nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tuy nhiên nhiều điều kiêng kị đã không còn phù hợp với xu thế hiện đại nữa ( mẹ chồng không được rước dâu, mẹ đẻ không được đưa dâu , ..... )
Đôi nét về Anh Phương Jewelry (APJ)
APJ là doanh nghiệp chuyên cung cấp nữ trang được nhiều bạn trẻ yêu thích, đặc biệt Nhẫn Cưới - Nhẫn Đính Hôn - Trang sức cưới - Nữ Trang.
Đặc biệt APJ còn nhận thiết kế và sản xuất các mẫu trang sức Độc - Lạ theo tùy cảm hứng của khách hàng.
Anh Phương Jewelry - chuyên Nhẫn Cưới - Nhẫn Đính Hôn
738 Nguyễn Đình Chiểu - Phường 1 - Quận 3
1106 Cách Mạng Tháng 8 - Phường 4 - Quận Tân Bình
08 - 3839 4774 | 08 - 62 759 759
Hot line 0938 001 040
APJ là doanh nghiệp chuyên cung cấp nữ trang được nhiều bạn trẻ yêu thích, đặc biệt Nhẫn Cưới - Nhẫn Đính Hôn - Trang sức cưới - Nữ Trang.
Đặc biệt APJ còn nhận thiết kế và sản xuất các mẫu trang sức Độc - Lạ theo tùy cảm hứng của khách hàng.
Anh Phương Jewelry - chuyên Nhẫn Cưới - Nhẫn Đính Hôn
738 Nguyễn Đình Chiểu - Phường 1 - Quận 3
1106 Cách Mạng Tháng 8 - Phường 4 - Quận Tân Bình
08 - 3839 4774 | 08 - 62 759 759
Hot line 0938 001 040
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét