Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Những điều thú vị về nhẫn cưới mà bạn nên biết

Những điều thú vị về nhẫn cưới mà bạn nên biết

Tại sao 1 chiếc nhẫn cưới 1 đồ vật bé kia nhưng chứa đựng những ý nghĩa thiêng liêng , thể hiện một cô gái hay chàng trai đã trao gửi cả cuộc đời cho người kia. Và xung quanh chiếc nhẫn cưới có rất nhiều điều thú vị để bạn khám phá.


1. Vị trí đeo nhẫn

Hầu hết các cô dâu, chú rể tại Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada đeo nhẫn đính hôn trên tay trái của họ bởi vì họ tin rằng tĩnh mạch ở ngón tay thứ 4 này chạy trực tiếp vào tim. Trái lại, ở nhiều quốc gia khác trong đó có Đức, Nga, Ấn Độ, Na Uy, cô dâu đeo nhẫn đính hôn và nhẫn cưới trên tay phải của họ.

2. Tục trao nhẫn

Nhiều năm trước, việc trao nhẫn tại các lễ cưới là một phần của cam kết về kinh tế chứ không phải là biểu tượng của tình yêu và sự hiến dâng. Người đàn ông trao cho cô dâu chiếc nhẫn đính hôn để thể hiện cho gia đình cô dâu biết rằng anh ta có đủ khả năng tài chính để hỗ trợ cho cô. Trong thực tế, ban đầu, nhẫn cưới đi kèm với một chiếc túi gồm những đồng tiền vàng – dấu hiệu chú rể cho thể chu cấp đầy đủ cho các nhu cầu của cô dâu.

3. Đàn ông đeo nhẫn cưới từ khi nào?

Mặc dù hiện nay, việc đàn ông đeo nhẫn cưới rất phổ biến nhưng thực tế, phải đến những năm 1930 khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, họ mới bắt đầu đeo nhẫn cưới. Lúc đó, rất nhiều người đàn ông trẻ phải chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ

4. Nhẫn không phải luôn được đeo trên ngón tay

Theo truyền thống Ấn Độ giáo, phụ nữ nước này đeo một chiếc nhẫn ở ngón chân tên là bichiya và được coi như nhẫn đính hôn. Ở Tây Bengan, phụ nữ đeo vòng tay bằng sắt mạ bạc hoặc vàng. Ngày nay, đàn ông Hindu có thể trao cho cô dâu của họ cả nhẫn đính hôn truyền thống và nhẫn cưới theo phong cách phương Tây hiện đại.

5. Nhẫn bạc và nhẫn cưới vàng được đeo cùng lúc

Ở Romania, các cặp vợ chồng kỷ niệm đám cưới bạc sau 25 năm chung sống. Trong lễ kỷ niệm đó, họ trao cho nhau nhẫn bạc và được đeo cùng với nhan cuoi vang tay trước đó. Điều này không chỉ là cam kết hôn nhân mà còn thể hiện những sự tốt đẹp mà họ đã trải qua cùng nhau.

6. Nhẫn Claddagh độc đáo của người Ai-len

Chiếc nhẫn được người dân nước này sử dụng như nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới. Chiếc nhẫn Claddagh có hình dáng của hai bàn tay đang nâng niu một trái tim đội vương miện. Những biểu tượng này được sử dụng để ca tụng ba yếu tố quan trọng đối với một con người: Tình yêu , tình bạn và sự trung thành.

7. Mĩ sử dụng 17 tấn vàng mỗi năm để làm nhẫn cưới

Bạn có biết rằng: Mỗi năm, nước Mĩ sử dụng hơn 17 tấn vàng để làm nhẫn cưới cho các cô dâu, chú rể. Bạch kim cũng là một sự lựa chọn ngày càng phổ biến, tuy nhiên, vàng vẫn chiếm vị trí số một khi nói đến nhẫn cưới và các đồ trang sức khác.

4 lưu ý khi kết hợp nhẫn cưới khác nhau dành cho các cô dâu chú rể

4 lưu ý khi kết hợp nhẫn cưới khác nhau dành cho các cô dâu chú rể

Nhiều uyên ương thích cặp nhẫn cưới giống hệt nhau, nhưng một số khác thích nhẫn khác biệt, đặc biệt là cô dâu, vì các tân nương cho rằng, nếu chiếc nhẫn có thiết kế đẹp, phù hợp với nữ thì sẽ khó hợp với nam và ngược lại.

Nhẫn cưới của cô dâu và chú rể khác biệt để phù hợp với cá tính từng người.

Đa số cô dâu thích nhẫn cưới cầu kỳ, mềm mại, còn chú rể lại chuộng kiểu nhẫn cưới đơn giản với những đường nét nam tính.Thực tế, đôi nhẫn cưới không nhất thiết phải giống nhau ở mọi chi tiết. Hiện nay nhiều thương hiệu trang sức cưới thiết kế những cặp nhẫn cưới mà trong đó, nhẫn cô dâu cầu kỳ, còn nhẫn chú rể đơn giản, mạnh mẽ để phù hợp cá tính từng người.

1. Đặt làm nhẫn theo ý thích riêng

Trong trường hợp không tìm được cặp nhẫn phù hợp với cả hai người, cô dâu chú rể thể đi đặt nhẫn cưới. Cô dâu chú rể có thể tìm kiếm mẫu yêu thích trên mạng Internet, sau đó đem hình ảnh cụ thể tới cửa hiệu kim hoàn đặt làm. Nếu ở Hà Nội, uyên ương có thể tìm tới khu phố Hàng Bạc, nên chọn các cửa hàng lớn, đông khách tới mua và tham khảo 2 – 3 nơi để so sánh giá cả. Khi đặt nhẫn, cả cô dâu và chú rể cần đến để đo cỡ tay chính xác nhất, như vậy sau này nhẫn hoàn thành sẽ không phải sửa chữa.

2. Chọn chất liệu khi kết hợp nhẫn cưới khác nhau

Điều quan trọng quyết định sự đồng điệu của cặp nhẫn chính là chất liệu. Hai người nên chọn nhẫn có cùng một chất liệu như vàng màu, vàng trắng, bạch kim mà không nên chọn một chiếc nhẫn màu vàng và một chiếc nhẫn vàng trắng. Với hai màu sắc khác biệt, mọi người dễ nhận ra sự không tương đồng lớn nhất trong cặp nhẫn uyên ương.

3. Chọn thiết kế khi kết hợp nhẫn cưới khác nhau

Với nhẫn nữ, cô dâu thường yêu thích kiểu nhẫn nhẹ nhàng, có cắt đường nét mềm mại, phù hợp với tay nhỏ. Nhẫn nam lại khác, thường có thiết kế đơn giản, đường nét chạm khắc thường vuông vức để thể hiện cá tính mạnh mẽ của chú rể. Nhẫn nam thường không gắn đá mà chỉ gây ấn tượng bằng các đường gấp khúc nam tính.

4. Chọn nhẫn sớm khi kết hợp nhẫn cưới khác nhau

Sau khi đã xác định được chất liệu, cô dâu chú rể nên đi tham khảo nhiều thương hiệu nhẫn khác nhau để tìm được cặp nhẫn phù hợp. Thời điểm thích hợp để bắt đầu chọn nhẫn là khoảng 2 – 3 tháng trước ngày cưới để bắt đầu đi chọn nhẫn. Bởi không phải đôi uyên ương nào cũng chọn được kiểu dáng nhẫn yêu thích ngay từ lần thử đầu tiên mà có thể phải đặt làm theo số đo riêng trong vài tuần đến một tháng.

Việc đi chọn nhẫn từ sớm cũng khiến tâm lý hai người thoải mái, lựa chọn sáng suốt hơn. Nếu để gần ngày cưới mới bắt đầu đi xem nhẫn, lúc đó cả cô dâu chú rể đều mệt mỏi vì những công việc chuẩn bị cho ngày trọng đại mà có thể nhượng bộ, chọn một kiểu nhẫn bất kỳ khiến sau này phải nuối tiếc.

Nếu không tìm được nhẫn có sẵn, cô dâu chú rể có thể đặt theo ý thích.




Tư vấn chọn nhẫn cưới hợp với uyên ương mệnh Hỏa

Tư vấn chọn nhẫn cưới hợp với uyên ương mệnh Hỏa

Những cặp nhẫn cưới vàng luôn là những cặp nhẫn cưới mang vẻ đẹp của sự vĩnh cửu và tình yêu đôi lứa thăng hoa. Anh Phương Jewelry giới thiệu với các bạn cách chọn nhẫn cưới hợp với uyên ương mệnh Hỏa.

Tình huống – Vợ chồng em cùng tuổi, sinh năm 1987, mạng Hỏa. Hai đứa đang tính đi mua nhẫn cưới nhưng nghe bố mẹ anh ấy bảo phải mua nhẫn hợp mạng mới tốt. Xin anh/chị tư vấn giúp em mua nhẫn cưới như thế nào thì hợp với người mạng Hỏa. Em cảm ơn nhiều ạ!

Gợi ý chọn nhẫn cưới hợp với uyên ương mệnh Hỏa

Hai bạn mạng Hỏa nên chọn nhẫn cưới thuộc Mộc vì theo ngũ hành, nhẫn thuộc Mộc làm cho tình yêu của hai bạn thêm chan hòa, suôn sẻ. Nhẫn cưới thuộc Mộc thường có hình dạng tròn, được cách điệu với những đường nét uốn lượn, vặn chéo hoặc cách điệu thành hình chữ nhật, nhẫn có mặt lồi lên được thiết kế thành hình tròn, bầu dục, hình chữ V và nạm đá quý màu xanh lá cây.


Bạn đã hiểu rõ về nhẫn cưới và nhẫn đính hôn chưa

Bạn đã hiểu rõ về nhẫn cưới và nhẫn đính hôn chưa

Truyền thống tặng nhẫn cưới đã có từ lâu nhưng tặng nhẫn đính hôn thì mới du nhập vào Việt Nam. Thậm chí có rất nhiều người không hiểu tại sao lại vừa tặng nhẫn đính hôn, lại vừa tặng nhẫn cưới.


Tặng nữ trang cưới cho cô dâu là truyền thống đã có từ lâu đời trong nghi thức và lễ vật cưới hỏi của người Việt. Bộ nữ trang được nhà trai mang sang nhà gái thường phải bao gồm một vòng cổ, một lắc tay, một đôi bông tai và không bao giờ được thiếu cặp nhẫn cưới. Truyền thống tặng nhẫn cưới đã có từ lâu nhưng tặng nhẫn đính hôn thì mới du nhập vào Việt Nam. Thậm chí có rất nhiều người không hiểu tại sao lại vừa tặng nhẫn đính hôn, lại vừa tặng nhẫn cưới. Cũng rất nhiều người không biết ý nghĩa của việc tặng nhẫn đính hôn và ý nghĩa việc tặng nhẫn cưới khác nhau như thế nào.

Thời điểm tặng

Tặng nhận đính hôn là nét văn hóa Phương Tây, trào lưu này mới du nhập vào Việt Nam trong những năm trở lại đây. Nếu muốn kết hôn và chung sống với người con gái mà mình yêu thương, các chàng trai sẽ bí mật đi lựa nhẫn và chọn thời điểm thích hợp để cầu hôn bạn gái của mình. Khi cầu hôn, chàng trai sẽ tặng bạn gái chiếc nhẫn mà các chàng đã âm thầm chuẩn bị trước. Trong khi đó nhẫn cưới lại được trao nhau vào đúng ngày trọng đại nhất của cuộc đời – ngày cưới.

Số lượng

Nhẫn đính hôn chỉ có một chiếc và chỉ đeo cho nữ giới. Vì là nhẫn dành riêng cho nữ giới đeo nên nhẫn đính hôn thường được thiết kế rất cầu kỳ, tinh xảo. Những anh chàng có điều kiện kinh tế thường chọn nhẫn đính hôn gắn kim cương tặng cho bạn gái để thể hiện tình yêu vĩnh cửu.
Nhẫn cưới lại là một cặp nhẫn giống hoặc rất giống nhau. Nhẫn cưới thuyền thống thường là một cặp nhẫn trơn, sau này nhẫn cưới được trang trí thêm một số họa tiết. Nhẫn của nữ thường được trang trí cầu kỳ, đẹp mắt hơn, trong khi đó nhẫn của nam giới thường các tính và mạnh mẽ hơn, có người còn chọn cách khắc tên nhau lên nhẫn cưới.

Ý nghĩa

Sau khi cầu hôn, nếu được nàng đồng ý, chàng trai sẽ đeo nhẫn đính hôn vào tay nàng như một sự “đặt chỗ” hay “ khẳng định lãnh thổ” và bắt tay vào thực hiện kế hoạch cho một đám cưới hoàn hảo.
Trong khi đó nhẫn cưới là biểu trưng cho sự gắn kết trọn đời. Nhẫn cưới được đôi vợ chồng trẻ lần lượt đeo vào tay nhau, sau khi đeo nhẫn nghĩa là họ đã thuộc về nhau một cách trọn vẹn.

Vị trí đeo nhẫn

Thường thì nhẫn đính hôn được đeo vào ngón chính giữa của bàn tay trái. Còn nhẫn cưới được đeo vào ngón áp út cũng trên bàn tay trái.



Truyền thuyết nhẫn cưới và đeo nhẫn cưởi tay trái hay phải?

Truyền thuyết nhẫn cưới và đeo nhẫn cưởi tay trái hay phải?

Hầu hết người dân ở mọi quốc gia, dân tộc đều trao nhẫn cưới trong buổi lễ kết hôn trọng đại, đánh dấu 1 chặng đường mới kết nối 2 cuộc đời mãi mãi.


Chiếc nhẫn cưới được xem là biểu tượng của tình yêu trọn vẹn, là vật “thề non hẹn biển” của một cuộc hôn nhân. Cùng du hành ngược thời gian để tìm hiểu những câu chuyện ý nghĩa xung quanh vật đính ước này, bạn sẽ càng thêm trân trọng cuộc hôn nhân của mình.

Chiếc nhẫn cưới là một trong số hiếm hoi những biểu tượng có tính toàn cầu nhất. Hầu hết người dân ở mọi quốc gia, dân tộc đều trao nhẫn cưới trong buổi lễ kết hôn trọng đại, đánh dấu một chặng đường mới kết nối hai cuộc đời mãi mãi.

Nhẫn cưới bắt nguồn từ đâu?

Biểu tượng đính ước này có khởi đầu từ sa mạc Bắc Phi cổ xưa, nơi các nền văn minh Ai Cập cổ đại phát triển phồn thịnh dọc theo bờ sông Nile màu mỡ. Chiếc nhẫn đầu tiên của nhân loại xuất hiện khoảng 4800 năm trước công nguyên, được làm từ cói, gai dầu, bấc và lau sậy xoắn bện vào nhau, đi cùng với một chiếc vòng lớn hơn để đeo ở cổ tay. Khoảng trống bên trong vòng tròn của nhẫn cưới không đơn giản là không gian, mà còn có ý nghĩa là “cánh cổng” mà đôi vợ chồng sắp bước đến. Nói “trước ngưỡng cửa hôn nhân” mang ý nghĩa sâu xa là như vậy.

Vòng tròn của chiếc nhẫn trong quan niệm của người Ai Cập và nhiều nền văn hóa cổ đại khác
đồng nghĩa với sự vĩnh cửu của cuộc sống, không có mở đầu, không có kết thúc

Có phải nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út bàn tay trái?

Chúng ta đeo nhẫn cưới như cách mà nhiều vị tổ tiên của mình đã đeo từ hàng ngàn năm trước, trên ngón tay thứ tư của bàn tay trái, vì một niềm tin rằng các tĩnh mạch của ngón tay được nối trực tiếp đến trái tim. Tĩnh mạch này được gọi là “vena amoris”, theo tiếng Latin nghĩa là tĩnh mạch của tình yêu.

Vị trí đeo nhẫn cưới phổ biến nhất là ngón áp út của bàn tay trái

Người Trung Quốc lại cho rằng ngón cái là ngón tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ dành cho tình cảm anh chị em ruột thịt, ngón giữa là chính bản thân mình, ngón út là con cái của bạn. Vì thế, ngón áp út chính là ngón dành cho người bạn đời. Còn trong đám cưới Do Thái, nhẫn cưới đeo trên ngón trỏ của cô dâu trong nghi thức lễ, đến cuối buổi lễ thì mới chuyển sang đeo ở ngón áp út bàn tay trái.

Tuy nhiên, ở một số vùng trên thế giới, nhẫn cưới lại được đeo ở bàn tay phải. Chẳng hạn, người Ấn Độ xem bàn tay trái là không may mắn, nên nhẫn cưới ở Ấn Độ thường được đeo ở tay phải. Tại một số nước châu Âu khác như Ba Lan, Đan Mạch, Áo, Latvia, Nga, Nauy, Bulgaria, Tây Ban Nha… nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út bàn tay phải.

Nhẫn cưới vàng xuất hiện từ khi nào?

Bạn đã biết chiếc nhẫn cưới đầu tiên của nhân loại làm từ cói và lau sậy, nhưng chiếc nhẫn cưới mà bạn biết thường là nhẫn vàng. Tại sao và từ khi nào, nhẫn cưới luôn là nhẫn vàng?

Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng nhận ra cói và lau sậy không thể bền lâu được, họ đã tìm kiếm những vật liệu thay thế như da, xương, hoặc ngà voi. Đến thời đại huy hoàng của nghệ thuật luyện kim, những chiếc nhẫn kim loại đầu tiên đã được chế tác từ đồng và đá quý.

Sự phát triển nhanh chóng của đồng tiền vàng ở châu Âu thời Trung Cổ đã khoác một chất liệu mới lên chiếc nhẫn cưới với vàng và những viên hồng ngọc đỏ (như trái tim), xanh ngọc bích (như bầu trời), và kim cương (như thời gian).

Thời kỳ Phục Hưng trở lại mang theo sự “trống trị” của bạc trong tất cả các mẫu nhẫn cưới. Một chiếc nhẫn bạc khắc chữ tráng men màu đen được xem là “mốt” nhất thời bấy giờ. Mãi đến thế kỷ XVII, vàng mới quay trở lại và chiếm lĩnh vị trí hàng đầu khi chế tác nhẫn cưới.


Ngày nay, nhẫn cưới được làm từ rất nhiều chất liệu vàng khác nhau như vàng tây, vàng hồng, bạch kim… Cuộc du hành nhẫn cưới đã kết thúc tại đây. Ngày nay, nhẫn cưới đã đa dạng hơn rất nhiều về cả chất liệu lẫn kiểu dáng, nhưng ý nghĩa “gắn kết” và “trọn đời” của nhẫn cưới vẫn luôn luôn bất diệt trong mỗi cuộc hôn nhân. Vì thế, khi lồng vào tay chiếc nhẫn cưới, bạn hãy xác định thật vững vàng rằng mình sẽ vượt qua mọi thử thách để giữ cho cuộc hôn nhân này được toàn vẹn.



Lựa chọn nhẫn cưới hai màu đẹp và thời trang

Lựa chọn nhẫn cưới hai màu đẹp và thời trang

Trang sức đá quý làm tôn vinh vẻ đẹp của con người, là biểu hiện của uy quyền, thành công trong xã hội, lòng trung tín hay ân huệ... Chính vì vậy mà nó tạo cho con người một niềm tin. Họ tin rằng chúng có khả năng cân bằng cuộc sống, tạo nên năng lượng bên trong mỗi người

Có thể nói vẻ đẹp và sự cuốn hút của nhẫn cưới hai màu (hay còn gọi là nhẫn vàng pha) đến từ sự kết hợp hoàn hảo và tương phản giữa các cặp kim loại như vàng trắng kết hợp với gold hay vàng hồng , vàng trắng...
Cũng giống như nam châm trái dấu, nhẫn cưới hai màu luôn thể hiện được sự độc đáo, linh hoạt hợp thời trang và mang lại vẻ rực rỡsắc màu hạnh phúc.
Sự độc đáo của nhẫn cưới hai màu
Ngoài ra nhẫn cưới 2 tone màu kim loại còn mang đến khả năng linh hoạt đáng ngạc nhiên. Sau đám cưới, hầu hết mọi người sẽ mang nhẫn cưới hàng ngày và ngoài ra họ cũng muốn đeo nhiều loại trang sức khác như vòng cổ, đồng hồ, lắc tay, bông tai, trâm cài áo.



Những lời khuyên khi bảo quản nhẫn cưới

Những lời khuyên khi bảo quản nhẫn cưới

Cô dâu chú rể không nên tự làm sạch nhẫn cưới tại nhà bằng các dung dịch tẩy rửa mà nên mang tới cửa hàng bảo dưỡng.


Nhiều đôi uyên ương đã dành cả tháng, thậm chí cả năm để tìm kiếm cặp nhẫn cưới ưng ý. Sau khi đã mua được nhẫn cưới cô dâu chú rể nên bảo quản đúng cách và thường xuyên làm sạch để giữ nhẫn đẹp như mới. Chúng tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên nên và không nên làm đối với nhẫn cưới, hy vọng bạn sẽ luôn giữ được cặp nhẫn sáng bóng và lấp lánh theo thời gian.

1. Mua bảo hiểm trang sức 

Ở Việt Nam, việc mua bảo hiểm khi mua trang sức cưới không được nhiều đôi uyên ương quan tâm nhưng nếu chọn các thương hiệu đắt tiền, giá trị cao bạn nên hỏi thủ tục bảo hiểm. Điều này sẽ bảo vệ cặp nhẫn trong trường hợp bị mất, thất lạc hay hư hỏng.

2. Giữ nhẫn sạch

Các chuyên gia về trang sức khuyên rằng bạn không nên tự làm sạch đồ trang sức và nhẫn cưới tại nhà vì các va chạm mạnh có thể làm xước những món đồ giá trị. Nữ diễn viên Elizabeth Taylor đã tự làm sạch chiếc nhẫn cưới 33 carat của mình bằng nước nóng và bản chải đánh răng, nhưng thực tế, bạn nên sử dụng bông mềm thấm nước để rửa trang sức cưới.

3. Thường xuyên mang tới cửa hàng để bảo dưỡng

Hầu hết các cửa hàng trang sức đều có dịch vụ bảo dưỡng nhẫn trọn đời. Vì vậy các cô dâu chú rể đừng ngại mang cặp nhẫn cưới của mình tới làm sạch để nhẫn luôn lấp lánh. Nếu có thời gian, bạn nên làm sạch nhẫn mỗi tháng một lần, hoặc 3 - 6 tháng một lần. Các thợ kim hoàn sẽ có cách làm sạch chuyên nghiệp, giúp nhẫn luôn đẹp và sáng bóng.


4. Không tháo nhẫn và vứt lung tung 

Nhiều đôi uyên ương chia sẻ, nhẫn cưới rất dễ mất, vì nó quá nhỏ, lại trơn và dễ tuột ra khỏi tay. Vì vậy, việc chọn đúng cỡ nhẫn, hạn chế hoặc tốt nhất không tháo nhẫn ra là cách bảo quản nhẫn tốt nhất. Trong trường hợp đặc biệt cần tháo nhẫn ra, bạn nên cất vào hộp hoặc một nơi an toàn nhất định. Bạn nên nhớ không được để nhẫn ở gần nơi thoát nước, bồn rửa mặt, nhà tắm vì ở đó, nhẫn cưới có thể trôi tuột đi bất cứ lúc nào. 

5. Không tự làm sạch nhẫn bằng các dung dịch tẩy rửa 

Một số người nghĩ các dung dịch tẩy rửa nhẹ tại nhà như nước rửa tay, sữa tắm, dầu gội đầu hoàn toàn an toàn cho trang sức cưới sẽ làm nhẫn sáng đẹp hơn. Nhưng đó là suy nghĩ không đúng vì dù chất tẩy rửa thích hợp cho da nhưng vẫn có thể làm kim cương và các loại đá quý mờ đi và không tốt cho trang sức. Vì thế tốt nhất bạn không nên tự sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa cho nhẫn cưới. 

6. Không ghen tị với cô dâu khác 

Mỗi cô dâu sẽ có một sở thích và phù hợp với từng kiểu nhẫn cưới riêng. Khi đã sở hữu chiếc nhẫn cưới ưng ý, bạn đừng nên so sánh nhẫn của mình với bất kỳ kiểu dáng nào khác. Vì dù nhiều chiếc nhẫn đẹp hơn, đắt tiền hơn nhưng nhẫn cưới của bạn là tượng trưng cho tình yêu và tình cảm gắn bó, không phải thể hiện giá trị cũng như tiền bạc.
 
--St--